1. Các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

Những bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa như: cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính dễ tái phát như: hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… sẽ có những đợt cấp rồi trở nặng khi gặp điều kiện thuận lợi.

2. Tại sao các bệnh đường hô hấp thường gặp vào lúc giao mùa?

• Thay đổi khí hậu vào thời điểm giao mùa khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa trong một ngày. Khi sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.
• Siêu vi gây bệnh đường hô hấp ví dụ như virus cúm phát triển dễ dàng hơn vào thời tiết lạnh so với mùa nóng.
• Không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông do vào mùa lạnh mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.
• Vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng giảm đi. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc có nhiều ngày không nhìn thấy mặt trời. Ánh mặt trời có tia cực tím là một tác nhân rất quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật. Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do nữa làm cho vi sinh vật dễ sinh sôi nảy nở hơn nữa.

3. Một số thường bệnh thường gặp lúc giao mùa

Nhiễm trùng hô hấp là nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng

3.1 .Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp là nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng. Nhiễm trùng mạn tính là những bệnh xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian, đặc biệt khi chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông khi mọi người dành nhiều thời gian hơn trong nhà và tạo thành nhóm người. Do số lượng vi trùng gia tăng và nhiều người tiếp xúc gần với nhau khiến những vi trùng dễ lây lan hơn.
Hiện nay có rất nhiều vi trùng gây bệnh đường hô hấp có thể truyền từ người này sang người khác bằng cách hít vào những giọt nước bọt từ người bệnh lúc họ ho hoặc hắt hơi hay chạm vào mũi, miệng hoặc mắt sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc sờ chạm vào bề mặt có virus gây bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hô hấp thường do vi khuẩn hoặc virus. Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh nhưng virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh, mặc dù thuốc kháng virus có thể được sử dụng trong một số trường hợp. Đối với người bệnh mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính thì bác sĩ dựa trên các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải để chẩn đoán và điều trị.
Các bệnh điển hình trong nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi, viêm họng liên cầu khuẩn và cúm.

3.2 Bệnh hen suyễn
Thời điểm trẻ em quay trở lại trường học cũng là thời điểm mùa virus vào cao điểm, điều này đặc biệt nếu trẻ hen suyễn, thì bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa. Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 vì hai nguyên nhân chính:
• Nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông.
• Trẻ em trở lại trường học và ở trong khu vực gần với các học sinh khác bị nhiễm vi-rút.
Trong suốt sự thay đổi của các mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời…đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.

4. Phòng bệnh hô hấp khi thay đổi thời tiết

Tránh sử dụng nước lạnh có đá để phòng bệnh đường hô hấp
Khi phải thường xuyên dịch chuyển hoặc khi thay đổi thời tiết, cần chú ý một số điều sau để phòng và điều trị bệnh hô hấp:
• Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân;
• Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch;
• Tránh quạt máy, máy lạnh, tránh thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ.
• Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy;
• Không nên hút thuốc lá, tránh uống nước lạnh, có đá. Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước hoa quả;
• Hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen tự ý mua thuốc trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh đường hô hấp. Nguy hại hơn, nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ để uống, điều này hết sức nguy hiểm. Điều này dẫn đến làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng, khiến những người không may mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà phải đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc. Việc làm này vừa tránh cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng, lại vừa tránh lây bệnh của mình sang những người xung quanh.
• Tiêm ngừa cúm vào đầu mùa lạnh, tiêm ngừa phế cầu cho đối tượng có nguy cơ giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể, để phòng chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và nếu bị, thì sẽ mắc nhẹ hơn, thời gian nằm viện ít hơn.

Tiêm ngừa cúm vào đầu mùa lạnh, tiêm ngừa phế cầu cho đối tượng có nguy cơ giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể, để phòng chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và nếu bị, thì sẽ mắc nhẹ hơn, thời gian nằm viện ít hơn.

Tiêm ngừa cúm vào đầu mùa lạnh, tiêm ngừa phế cầu cho đối tượng có nguy cơ giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể

• Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để diệt vi khuẩn có thể gây bệnh và làm sạch khoang mũi họng. Rửa tay bằng xà bông là biện pháp vô cùng hiệu quả để giảm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ người này sang người khác.

5. Điều trị bệnh hô hấp bằng phương pháp Tác động cột sống

(1) Hen phế quản
(2) Cơn hen khó thở:
(3) Hen tức thở nhiều đờm
(4) Đau đầu sốt cao trong cơn hen:
(5) Ho gió: Đông y gọi là khái phong
(6) Ho gà
(7) Ho khó thở
(8) Ho thở ngắn hơi
(9) Ho gió: Đông y gọi là khái phong

– Triệu chứng: cổ khô, khan tiếng, sau ngứa trong đầu cuống họng mới phát ra ho. Ho gió phát lên từng cơn, mỗi cơn ho mấy tiếng. Ho ngất ngã một hơi, mà ho liền liền tối ngày đến lúc trời tối càng ho dữ ngủ không được.
– Thăm khám: Tây y: Họng đỏ
• Phương pháp TĐCS:
* Nhiệt độ bụng dưới, chẩm cổ phải mỏ ác, eo lưng cao.
– Chức năng nội tạng rối loạn: bàng quang, đại tràng, phổi, dạ dày, thận.
– Đốt sống biến đổi: (ĐSBĐ): C2,3;L3.
– Lớp cơ biến đổi: (LCBĐ): lớp cơ trên mỏm gai C2,3. Xơ co lan toả trên vùng chẩm và ngang sang cơ ức đòn chũm.
* Nhiệt độ vùng thắt lưng phải nóng cao:
– Lớp cơ biến đổi: đau tại trọng điểm, và vùng cơ xơ co lan toả.
– Chức năng thận tiết niệu không bình thường => giải toả cơ xơ co tại C2,3; L3 vùng cơ 1,6.
(11) Ho khó thở
– Triệu chứng: phù nề, mệt mỏi
– Thăm khám:
– Đốt sống biến đổi: C3,4; D3,4,9; L3.
– Lớp cơ biến đổi: lớp cơ trên gai C3 xơ nhược lan toả trên vùng chẩm và ngang sang hai bờ cơ ức đòn chũm.
– Tiết cơ trên đầu gai các đốt sống: D2,3,4,9; L3. Lớp cơ co lan toả sang hai bên vai sau và bờ ngoài cơ thẳng lưng.
* Nhiệt độ biến đổi: vùng ngực trái, hạ sườn phải nóng cao.
– Lớp cơ biến đổi: đau tại trọng điểm, vùng cơ xơ co lan toả.
– Chức năng tuần hoàn và gan không bình thường: giải toả cơ xơ co tại C3,4; D2,3,4,9; L3  giải cơ 1,2,3,4,5,6.

(12) Ho thở ngắn hơi
– Triệu chứng: thở ngắn hơi, kiêm ợ hơi
– Thăm khám:
– Nhiệt độ biến đổi: vùng đầu lưng trên, cổ phải, mỏ ác nóng cao.
– Đốt sống biến đổi: C3,4,5; D8.
– Lớp cơ biến đổi: lớp cơ trên gai C3, xơ cơ lan toả trên vùng chẩm và ngang sang hai bên ức đòn chũm. Tiết cơ trên gai C2,3; D8 xơ co lan toả sang hai bên vai cơ trước. Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả.
– Chẩn đoán: nghĩ đến chức năng thần kinh, tuần hoàn hô hấp, dạ dày, không bình thường. Tác động: giải toả cơ xơ co tại C3,4,5; D8, giải cơ 1,2,5.

(13) Ho gà
– Triệu chứng: lúc nóng, lúc lạnh, ho từng cơn tái mặt, xanh mày. Khạc mửa nhớt ra nhiều, mỗi cơn ho làm cho người đau. Trẻ em như bị ngạt hơi khó thở, hơi thở nghe khò khè dường như hơi thở của con gà. Mắt sưng: chảy nước mắt.
– Thăm khám:
– Nhiệt độ cổ phải, lưng trên cao,
– Chức năng nội tạng rối loạn: tuần hoàn, hô hấp.
– Đốt sống biến đổi: C6 => giải toả cơ co tại C4 đến C7, lớp cơ co từ đầu gai C6 lan toả lên C5, ngang sang hai cơ ức đòn chũm và cơ vai trước.

Bài viết liên quan

Bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí bại liệt nếu không điều trị sớm và đúng cách.
Bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí bại liệt nếu không điều trị sớm và đúng cách.
Bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí bại liệt nếu không điều trị sớm và đúng cách.
Vẹo cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị Hiện nay, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng tăng lên, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cơ thể, chiều cao của trẻ em và còn có thể để lại những biến chứng lâu dài như biến ...
Diễn ra âm thầm nhưng thoái hóa cột sống để lại hậu quả nặng nề và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
TÊ BÌ CHÂN TAY: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA Tê bì chân tay là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp từ người già đến người trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường như: đau ...
Các cơn đau ở đầu gối có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc là triệu chứng của bệnh lý về xương khớp. Khi xuất hiện các dấu hiệu đau đầu gối, bạn nên thăm khám sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc khó điều trị về sau.
Bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí bại liệt nếu không điều trị sớm và đúng cách.
Bệnh gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày của người trung niên và có thể làm mất cảm giác chi dưới nếu thành mãn tính.

Đặt hẹn